News

Hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây thủy sinh trong bể cá cảnh hoặc hồ cá Koi

Cây thủy sinh là một nét đẹp tô điểm cho những hồ và bể cá. Các loài cây thuỷ sinh trồng trong bể cá sẽ loại bỏ nitrat khỏi nước, cải thiện chất lượng nước và kìm hãm sự phát triển của rong tảo. Chúng cũng giúp làm tăng mức ô-xy trong bể và cung cấp chỗ trú ẩn dễ chịu cho cá. Vậy để trồng cây thủy sinh trong bể cá thì bạn cần làm những gì? Hãy cùng theo dõi bài biết dưới đây của Gspace để tìm hiểu thêm cách trồng cây thủy sinh trong bể cá cảnh hoặc hồ cá Koi nhé!

Bước 1: Xử lý cây thủy sinh trước khi trồng

Các cây mới có thể mang theo các loài gây hại như ốc sên hoặc tôm có thể đe dọa đến sự an toàn trong bể. Ốc và tôm có thể sinh sản nhanh chóng và lấp đầy bể của bạn. Trừ khi bạn nuôi những loài cá ăn những loại thức ăn này. Ngoài ra cây mới mua về cũng có thể mang vi khuẩn hoặc mầm bệnh vào nước. Quá trình cách ly sẽ giúp bạn phát hiện ra những loài gây hại trước khi chúng có cơ hội xâm nhập vào bể của bạn. Bạn cũng có thể xử lý cây bằng dung dịch tẩy.

 

Xử lý cây thủy sinh trước khi trồng

Bước 2: Lót vật liệu nền thân thiện với các cây thủy sinh xuống đáy bể và rải sỏi.

Lớp nền là vật liệu dùng để trải và phủ đáy bể. Khi trồng cây bạn sẽ cần một lớp nền giàu chất dinh dưỡng. mặc dù ban đầu việc này có thể đát hơn một chút. Chất nền tốt của cây cũng có xu hướng làm vẩn đục nước khi bị xáo trộn. Nhưng bạn cũng có thể ngăn chặn bằng cách rải một lớp sỏi mỏng lên trên.

Lót vật liệu nền thân thiện với các cây thủy sinh xuống đáy bể và rải sỏi.

Bước 3: Trồng các loại cây cần bám vào lớp nền để giúp cây lấy chất dinh dưỡng.

Một số cây cần được cắm rễ vào lớp nền để hấp thụ chất dinh dưỡng cần thiết. Đặt rễ gốc ngay dưới bề mặt nền nhưng không quá sâu, vì nó có thể che lấp phần thân rễ của cây. Tức là phần thân dày màu xanh ở phía trên rễ. Nếu vùi thân rễ cây có thể chết. Hãy chắc chắn rằng bạn không trồng chéo cây này với cây khác.

Trồng các loại cây cần bám vào lớp nền để giúp cây lấy chất dinh dưỡng.

Bước 4: Khi bể cá ổn đinh sau một tuần bạn nên bắt đầu thả cá vào.

Chờ một tuần sau khi thiết lập vườn cây thủy sinh trước khi thả cá. Trường hợp bạn đã chót mua cá thì bạn có thể thả chúng vào bể tạm thời. Nhưng tốt nhất là bạn nên đợ cho đến khi hoàn thiện vườn cây thủy sinh trước đã.

Thả cá vào bể khi mọi thứ đã được sắp xếp ổn định

Cách chăm sóc cây thủy sinh trong hồ cá

Để loài cây thuỷ sinh sinh phát triển mạnh, chúng ta cần phải chăm sóc nó thật tốt. Do môi trường chật hẹp, cây sinh trưởng nhanh nên cắt tỉa, loại bỏ những cây không cần thiết, lá già … để đảm bảo môi trường thủy sinh hợp lý. Ngoài ra, một cây muốn phát triển tốt cần dựa vào những yếu tố quan trọng sau:
- Bổ sung phân bón để thúc cây mọc nhanh và khỏe mạnh.

Cây thủy sinh thường không cần phân bón, đặc biệt là khi có cá trong bể, vì chất thải của chúng có thể bón cho cây. Tuy nhiên, phân bón có thể giúp cây phát triển tốt hơn và có thể xứng đáng để bạn bỏ thêm công sức. Có nhiều cách để bón phân cho cây thủy sinh:

  • Bạn có thể bổ sung fluorite trực tiếp vào lớp nền để cung cấp sắt và dinh dưỡng cho cây.
  • Các loại phân nền được đặt gần rễ cây và nhét bên dưới lớp nền. Phân nền sẽ liên tục cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trong 2-3 tháng.
  • Nếu thích dùng phân nước hơn, bạn có thể cho vào bể một hoặc hai lần mỗi tuần. Phân nước là loại thích hợp cho loại cây không bám rễ vào lớp nền, chẳng hạn như các cây buộc vào đá.
  • Máy bơm CO2 cung cấp thêm CO2 cho cây hấp thụ và chuyển thành ô-xy. Nếu có trong bể cá có ánh sáng mạnh, việc tạo thêm CO2 sẽ có ích vì ánh sáng đẩy mạnh quá trình quang hợp, nghĩa là cây sẽ chuyển CO2 thành ô-xy nhanh hơn.

Bổ sung phân bón để thúc cây mọc nhanh và khỏe mạnh

– Ánh sáng

Cây trồng trong hồ cá cần nhiều ánh sáng. Có loại cây thuỷ sinh cần ánh sáng trung bình nhưng cũng có loại cây cần ánh sáng tối thiểu. Vì vậy bạn phải chọn nơi đặt cây, bể phù hợp để tạo điều kiện tốt cho chúng phát triển.

– Cắt tỉa cây

Cắt tỉa cây mọc vượt ra ngoài bể để tránh bị phân hủy. Hầu hết các loài cây đều mọc nhanh, vì vậy việc cắt tỉa là cần thiết. Nếu cây mọc vượt ra khỏi bể thì phần cây bên ngoài sẽ chết. Dùng kéo sắc cẩn thận cắt đi phần cây thừa. Việc này nhằm tránh làm mất cân bằng sinh thái và thẩm mỹ của bể cá. Bạn nên lựa chọn những loại cây thuỷ sinh mọc chậm.

Cắt tỉa cây mọc vượt ra ngoài bể để tránh bị phân hủy

– Thay nước trong bể

Việc thay nước thường xuyên sẽ duy trì một môi trường trong lành cho bể cá. Bước đầu tiên là bạn cạo tảo, rong rêu bám trên thành bể. Sử dụng ống siphon để hút 10-15% lượng nước. Đặc biệt chú ý đến sỏi và khu vực xung quanh các đồ đạc gắn vào bể cá. Bổ sung lượng nước đã hút ra ngoài bằng nước sạch và khử trùng bằng clo.

Thay nước trong bể

Vì vậy cây thủy sinh là rất cần thiết cho bât kỳ bể cá nào. Bạn nên chọn những loại cây dễ sống, dễ chăm sóc và có mang lại nhiều lợi ích cho cá. Hy vọng bài viết trên của chúng tôi đã mang đến cho quý bận đọc những thông tin hữu ích. Hãy liên hệ với chúng tôi tại đây để được tư vấn thiết kế và thi công hồ cá Koi nhé!