Cây cảnh thủy sinh là loại cây sống trong nước với hình dáng nhỏ, có sức sống và thường được trưng bày tại bàn uống nước, tại những quán cafe, tại nơi làm việc, tạo sự trang nhã và sáng tạo hơn cho căn phòng.Trồng cây thủy sinh được xem là biện pháp mới mang lại nhiều lợi ích và thú vui cho người trồng. Tuy nhiên, không phải cây nào cũng thích hợp để trồng theo hình thức thuỷ canh này. Dưới đây là danh sách các loại cây trồng thuỷ sinh phổ biến mà Gspace đã tổng hợp. Hãy cùng theo dõi nhé!
Cây Trầu Bà
Cây trầu bà thủy canh là loại cây được ưa chuộng và lý tưởng nhất để trang trí để bàn làm việc, trong văn phòng, phòng khách. Chúng rất đẹp nên được trồng để trang trí, làm nguyên liệu cắm hoa, ngoài ra cây trầu bà còn giúp khắc phục tình trạng có khí formaldehyde, carbon monoxide và benzene trong nhà.
Công dụng: cây giúp hút khí độc, làm không khí trong lành.
Ý nghĩa phong thủy: tượng trưng cho may mắn, thành đạt và bình an.
Cây Trầu Bà
Cây Phú Quý
Nhiều người chuộng trồng cây Phú Quý trong nước vì cách làm này giúp tăng vẻ đẹp của cây. Bạn có thể tha hồ ngắm nghía bộ rễ trắng ngà của cây Phú Quý trong chiếc bình thủy tinh trong suốt. Cũng dễ dàng trang trí cho chậu cây tùy thích. Đơn giản thì vài viên sỏi trắng, đá màu vào chậu trồng.
Công dụng: Cây Phú Quý thuỷ canh rất được ưa chuộng bởi có khả năng thanh lọc không khí, giảm bớt ô nhiễm khói bụi, giúp cải thiện không gian sống.
Ý nghĩa phong thủy: là biểu tượng của phú quý, mang tài lộc đến cho gia chủ
Cây Phú Quý
Cây Ngũ Gia Bì
Cây Ngũ gia bì tương đối phổ biến và được tìm mua vì nhiều lý do, hai trong số những lý do thường nghe nhất là cây ngũ gia bì rất dễ trồng và nó có khả năng đuổi muỗi.
Công dụng: Cây có khả năng hấp thụ các chất độc có hại như benzen, formaldehype
Ý nghĩa phong thủy: tượng trưng cho sự sống sinh sôi nảy nở, giúp phát triển sự nghiệp, đời sống cho gia chủ. Phù hợp với người mệnh Mộc.
Cây Ngũ Gia Bì
Cây Ngọc Ngân
Với màu sắc lá đặc biệt, trong thời gian gần đây cây Ngọc Ngân rất được nhiều người chuộng làm cây thủy canh để bàn làm việc. Không chỉ giúp mang lại bầu không khí trong lành hơn mà chính màu sắc bắt mắt của cây còn khiến người trồng cảm thấy thư thái hơn sau những giờ làm việc căng thẳng.
Công dụng: NASA đã xếp loài cây ngọc ngân này vào danh sách 10 loại cây lọc và khử độc không khí tốt nhất. Phiến lá rộng, hấp thụ tốt các chất độc hại có trong không khí. Lọc bụi bẩn và các vi khuẩn gây dị ứng hô hấp, giảm bớt các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi có trong không khí.
Ý nghĩa phong thủy: mang may mắn, tiền bạc đến cho gia chủ
Cây Ngọc Ngân
Cây Lưỡi Hổ
Cây lưỡi Hổ thường được biết là cây trồng trong đất. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể khiến nó thành cây trồng bán thủy sinh. Với sự kết hợp từ 1 phần trồng đất và 1 phần trồng nước khiến cây Lưỡi Hổ trở nên dễ chăm sóc hơn bao giờ hết.
Công dụng: NASA đã nghiên cứu và công bố về tác dụng của cây lưỡi hổ. Đó là việc thanh lọc rất tốt không khí và hấp thụ 107 độc tố. Đặc biệt là khả năng hấp thụ các chất gây ô nhiễm không khí, môi trường quanh ta.
Ý nghĩa phong thủy: Tượng trưng cho sự mạnh mẽ như hổ, mang lại may mắn cho người trồng
Cây Lưỡi Hổ
Hy vọng bài viết trên của Gspace sẽ mang đến cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích. Hãy theo dõi chúng tôi để nhận được thêm những kiến thức về cây trồng, thiết kế - thi công cảnh quan sân vườn hữu ích nhé!